Nguyên nhân gây bệnh béo phì
Ở các nước đang phát triển, khi kinh tế tăng trưởng thì tỷ lệ người béo cũng tăng lên cùng với tỷ lệ người gầy giảm dần. Trong giai đoạn đầu, tỷ lệ béo tăng ở tầng lớp khá giả trong xã hội với BMI trung bình cao, sau đó tỷ lệ béo tăng dần ở lớp thu nhập thấp. Các nghiên cứu cũng cho thấy, sự gia tăng của thừa cân-béo phì thường kéo theo sự gia tăng một số bệnh mạn tính không lây. Đáng chú ý là hội chứng chuyển hoá, còn gọi là hội chứng X có xu hướng tăng nhanh và liên quan chặt chẽ với sự gia tăng của thừa cân-béo phì. Mặt khác, sự tăng lên về tỷ lệ người trưởng thành mắc hội chứng X là dấu hiệu cảnh báo đối với các bệnh mạn tính không lây nhiễm trên cộng đồng, đặc biệt là bệnh tim mạch. Vì thế, năm 2000, Y tế Thế giới khu vực tây Thái bình dương đã thống nhất khuyến nghị lấy ngưỡng BMI 23 được coi là thừa cân áp dụng cho người Châu Á. Khuyến nghị đó dựa trên các nghiên cứu ở châu Á cho thấy tỷ lệ mỡ cơ thể ở người Châu Á cao hơn hẳn so với người da trắng có cùng mức BMI. Chính tỷ lệ